Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Hướng dẫn cách làm chuồng thỏ 2018

Cách làm chuồng thỏ 2018

Tại việt nam, thỏ đã trở nên dần phổ biến trong các gia đình. Phần nhỏ là nuôi làm cảnh, phần lớn nuôi để bán, lấy thịt.

Bạn là người có ý định nuôi thỏ để bán hay lấy thịt. 
Nhưng hiện tại nguồn lực chưa có nhiều nên bạn rất lo lắng trong việc chuẩn bị ban đầu. Cụ thể như chuồng thỏ, thức ăn dành cho thỏ, khâu vệ sinh… 
Trong số đó việc tạo chuồng thỏ được quan tâm hơn cả. 

Nếu vậy, bạn muốn làm chuồng thỏ với chi phí thấp.
Hãy xem bài viết hướng dẫn đơn giản sau nhé.



I. Những yêu cầu về nhà nuôi thỏ

- Nhà nơi chứa các chuồng thỏ nên sử dụng các vật liệu cách nhiệt, vách nhà làm vật liệu như là tre, gỗ, gạch… tránh được gió lùa hãy bố trí cửa 2 đầu.
- Phía dưới sàn nhà có hệ thống thoát phân và nước thải, dễ dàng vệ sinh.
- Có cửa sổ để nhà thông thoáng khí, tránh ẩm mốc.
- Kích thước của nhà nuôi thỏ phụ thuộc vào số lượng thỏ muốn nuôi.

II. Cách làm chuồng( lồng) nuôi thỏ

1. Những lưu ý trước khi làm chuồng

Vật liệu
Có thể tận dung những thứ gỗ, tre, sắt, thép.
Chẳng hạn như lưới thép, thanh sắt dùng làm vách chuồng.

Thiết kế theo hình hộp chữ nhật.
Vị trí chuồng( lồng) để cách mặt đất từ 70 – 80 cm.
Thiết kế cửa ở phía trên dễ dàng trong việc đưa thỏ vào ra, tránh thỏ xổng chuồng.

Đáy chuồng nơi quan trọng để giải quyết vấn đề vệ sinh, cụ thể lỗ dưới nơi thoát phân và chất thải. 
Lỗ dưới không quá to cũng không quá nhỏ kích thước phù hợp là 1.25 cm x 1.25 cm.
 

2. Kích thước chuồng thỏ:

Kích thước chuồng tính theo 3 chiều: dài, ngang, cao.
Để chọn ra kích thước chuồng phù hợp thì phương pháp dựa vào tầm vóc thỏ là phổ biến. 

Chiều dài: được đo theo bước nhảy của thỏ, là khoảng cách tính từ chân sau khi thỏ chưa nhảy đến chân trước khi thỏ lao tới chạm sàn. 

Chiều ngang: đặt thỏ nằm xuống kéo dài 2 chân sau ra, chiều ngang tối thiểu của chuồng tính từ cuối chân sau tới mũi của thỏ.

Chiều cao: vừa đủ để cho thỏ chồm lên ăn thức xanh được, nên nó phụ thuộc vào sức rướn của thỏ.
Chiều cao trung bình là 60 cm.

Lồng có nhiều loại khác nhau: với mỗi loại thì kích thước lồng khác nhau.
a. Lồng thỏ nhốt từng con:
Dùng nhốt thỏ cần cách ly như thỏ đực giống, thỏ cái có thai hay phối giống, thỏ con đã lớn.
Diện tích tích lồng phụ thuộc nhiều vào kích thước của con thỏ.
Khoảng từ 0,45 m2 – 1 m2.

b. Lồng thỏ cái nuôi con
Dùng cho 1 thỏ cái nuôi 10 thỏ con, mỗi thỏ con diện tích 2 dm2.
Diện tích lồng khoảng từ 0.8 m2 tới 1.5 m2.

c. Lồng nuôi lấy giống
Kích thước chung là 1 x 0.7 x 0.5 m ( dài x ngang x cao)
Lồng áp dụng cho thỏ cái và đực.

d. Lồng nuôi lấy thịt
Lồng dùng cho 10 con thỏ thịt
Kích thước lồng 1.5 x 0.7 x 0.5 m ( dài x ngang x cao)

e. Lồng thỏ con
Lồng áp dụng cho các thỏ con khi vừa tách khỏe thỏ mẹ, chứa khoảng từ 20 – 30 con.
Sau vài tháng chứa dưới 10 con thỏ.
Kích thước lồng: chiều dài và ngang phụ thuộc số lượng, chiều cao bình quân là 40 cm.

3. Các kiểu lồng

a. Kiểu lồng 1 tầng

b. Kiểu lồng 2 tầng
c. Kiểu lồng liên kết với hang.
Với kiểu lồng có đường ống dài dẫn tới một cái hoang tự tạo, tạo thêm một trường sống như trong tự nhiên của thỏ.
 

4. Các thành phần có trong lồng

a. Khay đựng thức ăn xanh
Được bố trí bên ngoài lồng, hoặc là phần ngăn cách giữa 2 bên của lồng.( lồng nuôi thỏ công nghiệp)
Đối với lồng thông thường, người ta thường để thức ăn xanh ở phía trên cho thỏ rướn tới lấy.

b. Máng đựng thức ăn thỏ
Bao gồm máng tự chế hay máng mua.

Máng mua:
Thường dùng cho các lồng thỏ công nghiệp.
Máng này có nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào kích thước lồng thỏ.
Thông thường máng được làm từ các vật liệu như tole tráng kẽm, nhôm, nhựa cứng bền.

Sự tiện lợi của máng này là đổ thức ăn từ bên ngoài, dễ dàng trong việc vệ sinh.
Máng dễ tháo ráp, thường có hình dạng trụ nằm ngang.
Máng ghép bên ngoài lồng, tránh việc thỏ dẫm đạp lên hoặc dính những thứ thừa thải gây ô nhiễm thức ăn.

Máng tự chế:
Máng nước uống
Tận dụng những đồ như chậu sành, gáo dừa, chai nhựa lớn… nhưng phải chùi rửa, vệ sinh thường xuyên tránh chất bám bẩn gây ra mầm bệnh.
Kích thước của máng vừa phải đủ để thỏ lấy nước không làm bẩn.

Máng thức ăn tinh
Có thể chế từ vật liệu như nhôm, tole, nhựa, gỗ, tre, xi măng, sành sứ, sắt…
Chọn vật liệu nhẹ thì treo lên bằng móc hay dùng dây buộc vào thành lồng. Cố định như vậy tránh thỏ làm đổ thức ăn.

Ngoài ra, cân nhắc lựa chọn kích thước sao cho phù hợp đảm bảo thỏ dễ dàng lấy thức ăn cũng như không làm bẩn nó.

Về chiều dài máng phụ thuộc lớn vào kích thước lồng thỏ khoảng từ 15 – 40 cm, máng dùng cho vài con hay cả đàn cùng ăn. Miệng máng làm hẹp lại tránh việc thỏ chụi tọt vào trong khoảng từ 10 – 12 cm. 
Chiều cao máng khoảng 6 – 8 cm với miệng máng uống cong lại để trôi thức ăn xuống đáy, thỏ không thể cào thức ăn ra được.

c. Ổ đẻ
Cho ổ đẻ vào lồng thỏ trước khi thỏ mẹ sinh sinh.
Kích thước ổ đẻ rộng 25 cm, dài 35 – 40 cm, cao 25 cm, Đây là kích thước dùng cho thỏ nhỏ con, nếu thỏ tầm vóc lớn hơn thì tăng kích thước các chiều sao cho tương xứng.

Ổ đẻ nên có nắp đậy, đáy cho phép thoát nước.
Chuẩn bị đồ lót sẵn bên trong ổ đẻ như rơm ra, cỏ khô… trước khi thỏ đẻ 1 – 2 ngày.
Ổ để sử dụng cho đến khi thỏ con được 20 ngày tuổi. Sau đó lấy ra vệ sinh, sát trùng sự dụng lại cho những lần tiếp theo. 


Như thế, việc tạo chuồng thỏ tương đối đơn giản bằng việc tận dụng những vật liệu sẵn có, chọn ra kích thước thước chuồng phù hợp với nhu cầu nuôi của bạn. Với hướng dẫn trên bạn có thể tùy biến chuồng thỏ theo ý muốn, phù hợp với điều kiện hiện tại giúp giảm đáng kể chi phí. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thông tin Liên hệ

Mọi yêu cầu hay thắc mắc hãy gửi cho chúng tôi qua Email hoặc Inbox trực tiếp trên Trang cá nhân hoặc Fanpage Mèo Thỏ Dễ Thương - Blog Thỏ Mèo.

Email: blogthomeo39@gmail.com.
Facebook: https://www.facebook.com/saotrong.toi

Gần Đây

recentposts

Ngẫu Nhiên

randomposts